Răng cấm là cách gọi chung của răng hàm lớn số 6, số 7 nằm góc trong cùng trên cung hàm. Một người trưởng thành sẽ có tổng 8 chiếc răng cấm chia đều cho 4 góc hàm. Những chiếc răng này có kích thước mặt nhai lớn, nhiều hố rãnh nên đảm nhận chức năng ăn nhai chính là nghiền nát thức ăn.
Nếu răng cấm bị lung lay hay hư hỏng sẽ dẫn đến hàng loạt các vấn đề răng miệng. Trường hợp này cần can thiệp điều trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng không mong muốn. Các biến chứng răng miệng cần cảnh giác bao gồm:
Suy giảm ăn nhai ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Mất răng gây ra các vấn đề răng miệng khác như tiêu xương, xô lệch hàm, lệch mặt, rối loạn khớp thái dương,...
Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng cấm bị lung lay, trong đó phổ biến nhất phải kể đến bao gồm:
Mảng bám cao răng cứng ở chân răng gây viêm lợi, lỏng chân răng.
Bệnh lý sâu răng, viêm tủy răng làm phá hủy cấu trúc răng khiến răng lung lay.
Va đập, chấn thương làm hư hỏng răng cấm.
Xương hàm bị tiêu hỏng, làm lỏng chân răng làm răng lung lay và có nguy cơ gãy rụng.
Dựa trên từng nguyên nhân bệnh lý mà bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân. Thông thường, bác sĩ sẽ ưu tiên giải pháp bảo tồn răng, giữ được răng gốc nhưng trong trường hợp bắt buộc vẫn có thể chỉ định nhổ răng.
Đầu tiên bác sĩ sẽ điều trị triệt để các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu để khôi phục răng cấm, tái tạo lại tổ chức quanh răng. Sau đó có thể tiến hành trám răng hoặc bọc răng sứ phục hình nếu răng cấm đã bị gãy vỡ.
Trường hợp nặng nhất là nhổ răng, chỉ định này trong các trường hợp răng bị viêm nhiễm nặng, gãy vỡ phần lớn thân răng không thể phục hình. Sau nhổ răng, bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên trồng răng giả để đảm bảo các chức năng của răng và ngăn ngừa biến chứng mất răng.
Xem thêm: https://nhakhoakaiyencom.wixsite.com/nha-khoa-kaiyen/post/thoi-gian-cho-lam-phuc-hinh-tren-implant
Comentarios